<< Quay Lại
TUYÊN TRUYỀN NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH QUỐC GIA NĂM 2024
Thông tin đối ngoại

Từ nửa cuối năm 2022 và kéo dài sang tới năm 2023, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn. Kinh tế thế giới chưa có dấu hiệu phục hồi, ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động đầu tư, sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt đối với nền kinh tế có độ mở lớn như nước ta. 

Đáng chú ý là tình hình doanh nghiệp năm 2023 cho thấy cộng đồng doanh nghiệp gặp khó khăn so với các năm trước. Tăng trưởng về số doanh nghiệp thành lập mới, số doanh nghiệp quay trở lại hoạt động; vốn đăng ký; và lao động đều giảm so với cùng kỳ năm 2022. 

Trong khi đó, số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước. Năng lực hấp thụ vốn sụt giảm khiến tăng trưởng tín dụng chậm mặc dù Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ lãi suất điều hành. Xuất khẩu vẫn gặp nhiều khó khăn, chậm phục hồi. Các gói kích cầu như giảm thuế giá trị gia tăng đã được triển khai, nhưng tiêu dùng trong nước tăng chậm, thấp hơn nhiều so với các năm trước. 

Thực tế này phần nào phản ánh sự suy giảm nhu cầu đầu tư, kinh doanh; thể hiện mức độ khó khăn và sức chống chịu suy yếu của doanh nghiệp.

Ngoài những rủi ro do các yếu tố bên ngoài, doanh nghiệp còn phải đối mặt với những bất cập nội tại trong nước, khiến chi phí kinh doanh cao hơn so với các quốc gia trong khu vực. Năng lực cạnh tranh về hạ tầng (từ hạ tầng cứng đến các dịch vụ tài chính, logistics,...) chưa cao, cùng với chi phí vốn vay làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp. 

Trong khi đó, thời gian gần đây, cải cách thể chế và môi trường kinh doanh có xu hướng chậm lại, thậm chí có lĩnh vực còn tạo thêm thủ tục không cần thiết, khiến doanh nghiệp đối mặt với những rủi ro. Ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh tuy giảm hình thức về số lượng, nhưng nội hàm mở rộng và bao trùm hơn. Hoạt động cải cách công tác quản lý chuyên ngành đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chậm chuyển biến. 

Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án đầu tư chưa được cải thiện nhiều do công tác phối hợp chưa hiệu quả; tiếp tục là rào cản đối với hoạt động đầu tư, kinh doanh; có thể dẫn tới giảm niềm tin và động lực kinh doanh.

Bên cạnh nguyên nhân khách quan từ ảnh hưởng bởi dịch bệnh, những biến động khó lường trên thị trường thế giới, còn có nguyên nhân nội tại trong nước thể hiện qua những bất cập, rào cản về chất lượng thể chế và môi trường kinh doanh. 

Để hỗ trợ, đồng hành cùng doanh nghiệp phục hồi và phát triển, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời chỉ đạo, sửa đổi, bổ sung, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách theo thẩm quyền và quyết liệt triển khai nhiều giải pháp để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn thể chế cho doanh nghiệp. 

Dự báo năm 2024, các thuận lợi, khó khăn vẫn tiếp tục đan xen, nhưng khó khăn nhiều hơn. Để cải cách môi trường kinh doanh, củng cố niềm tin và tạo thêm động lực cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tiếp tục phục hồi và phát triển, thì cần sự vào cuộc mạnh mẽ, thực chất và quyết liệt hơn nữa của các bộ, ngành, địa phương. Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xác định cải cách, cải thiện môi trường kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm ưu tiên; nỗ lực thực chất để tháo gỡ khó khăn, khơi thông các điểm nghẽn về thể chế pháp lý và thực thi cho doanh nghiệp.

Để góp phần vào sự phát triển KTXH của tỉnh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, cải thiện môi trường đầu tư cấp tỉnh thì ngành thông tin và truyền thông cần triển khai một số nhiệm vụ sau:

- Thực hiện mạnh mẽ chuyển đổi số trong quản lý nhà nước, hướng tới xây dựng Chính phủ số, triển khai đồng bộ các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi số. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước để đảm bảo: (i) cập nhật đầy đủ, kịp thời các dữ liệu liên quan tới dịch vụ công trong lĩnh vực quản lý của bộ, ngành, địa phương; (ii) chú trọng các dịch vụ công thiết thực đối với người dân (như y tế, giáo dục và đào tạo, an sinh xã hội); (iii) cung cấp hạ tầng cho thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt và phát triển thương mại điện tử.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến và triển khai thực hiện có hiệu quả dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần, từng bước cải thiện mức độ hài lòng của người dân và doanh nghiệp trong các giao dịch hành chính, dịch vụ hành chính công. Kiểm soát chặt chẽ các thủ tục hành chính theo quy định. Triển khai hiệu quả Cổng dịch vụ công tỉnh Phú Yên.

- Tăng cường công tác thông tin tuyên truyền; công khai minh bạch thông tin về chủ trương, quy hoạch, kế hoạch của tỉnh, tình hình triển khai các dự án lớn và các vấn đề mà cử tri, dư luận, báo chí và người dân quan tâm để tạo sự đồng thuận trong triển khai thực hiện. Duy trì hoạt động họp báo thường kỳ theo quy định. Quản lý chặt chẽ các hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật. - Thực hiện tốt công tác quản lý hoạt động và cung cấp thông tin trên Cổng thông tin Dịch vụ hành chính công trực tuyến tỉnh Phú Yên. - Triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cụ thể để xây dựng Chính quyền điện tử, nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước. Tăng cường sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, xử lý công việc trên môi trường mạng và họp trực tuyến.

                                                                                                Công Đức


CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

Bà Đào Phạm Hoàng Quyên - Giám đốc
   - 02573 888.999
Phạm Ý Thiên - Chánh Thanh tra
  0914.254.494 - 0257 3843.170
Phạm Nữ Bảo Ngọc - Chánh Văn phòng
  0839.879.799 - 0257 3843.171
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online:

Tổng truy cập: