<< Quay Lại
Truyền thông Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11-10/12/2023)
Báo chí - Truyền thông

Ban  Chỉ đạo phòng, chống tội phạm, tệ nạn xã hội và xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc (TP, TNXH & XDPTTDBV ANTQ) tỉnh vừa triển khai kế hoạch và hướng dẫn các ban, ngành, địa phương tổ chức Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS (10/11-10/12/2023) ở tất cả các cấp, ngành trong toàn tỉnh.

          Theo đó, cơ quan thường trực phòng, chống HIV/AIDS tỉnh phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể thực hiện các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên, người lao động, đối tượng quản lý theo quy định của pháp luật, v.v... Thông tin, truyền thông về các thành tựu trong công tác phòng, chống HIV/AIDS, tấm gương thầy thuốc, cơ sở y tế, cá nhân, tổ chức điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.

         Thời điểm tổ chức Lễ phát động Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS cần được thực hiện trước hoặc trong ngày mở đầu Tháng hành động (ngày 10/11/2023). Tổ chức Lễ mít tinh hưởng ứng Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12. Lễ mít tinh và truyền thông lưu động hưởng ứng Tháng hành động quốc gia  phòng,  chống HIV/AIDS và Ngày Thế giới phòng, chống AIDS 01/12/2023 tổ chức tại  tuyến  tỉnh. 

Ban chỉ đạo phòng chống tội phạm, tệ nạn xã hội và  xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc khuyến khích các địa phương, đơn vị tổ chức diễu hành, truyền thông lưu động, các buổi nói chuyện chuyên đề thích hợp tại các huyện, xã, trường học, khu công nghiệp và cộng đồng dân cư để huy động sự tham gia của toàn thể cộng đồng người dân tùy theo điều kiện cụ thể của từng địa phương, đơn vị.

Truyền thông đại chúng: Tổ chức sản xuất và phổ biến các tin, bài, chương trình, chuyên đề, chuyên mục, phóng sự, phim ngắn về phòng, chống HIV/AIDS... trên Đài phát thanh truyền hình tỉnh, các Đài phát thanh huyện, thị xã, thành phố cũng như hệ thống truyền thanh xã, phường, thị trấn. Xây dựng  chuyên  trang,  chuyên  mục, đăng tải tin, bài viết... trên các báo in, báo điện tử của địa phương.

Đồng thời sử dụng các trang thông tin điện tử của hệ thống ngành Y tế và các cơ quan đơn vị như là một kênh thông tin chính thức cung cấp tin tức, kiến thức và tài liệu phục vụ cho hoạt động phòng chống HIV/AIDS. Truyền thông qua mạng xã hội: Truyền thông trực tuyến qua mạng xã hội: Tăng cường truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS trên  hệ thống mạng xã hội như  (Facebook,  Zalo, TikTok, Youtube, Viber, Lotus...); tin nhắn điện thoại; các loại hình truyền thông trên nền tảng Internet; thông qua các thông điệp hiệu quả cao như: Infographic, videoclip, audioclip.

Tăng cường kết nối các trang mạng xã hội của địa phương với các trang mạng xã hội của Cục Phòng, chống HIV/AIDS như: Fanpage Phòng, chống HIV/AIDS  Việt Nam... Truyền thông trực tiếp và truyền thông nhân sự kiện: Tổ chức truyền thông cá nhân và truyền thông nhóm về HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng. Lấy lực lượng y tế xã và thôn buôn làm nòng cốt, giao nhiệm vụ và định  kỳ kiểm  tra, giám  sát kết quả và hiệu quả các hoạt động truyền thông. Lồng ghép và đẩy mạnh truyền thông, tư vấn qua cơ sở cung cấp dịch vụ y tế, nhất là các cơ sở cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS. Cung cấp thông tin cho đội ngũ phóng viên, cán bộ truyền thông viết về HIV/AIDS để định hướng và cung  cấp thông tin thông qua tổ chức gặp mặt báo chí/họp báo, giao ban, tập huấn, tổ chức đi thực địa hoặc gửi thông tin trực tiếp tới các phóng viên.

Tổ chức  tập  huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác truyền thông y tế tại địa phương (chú ý tuyến xã và thôn, buôn). Tập huấn truyền thông, cung cấp thông tin cho người phát ngôn và lãnh đạo đơn vị, cán bộ truyền thông các cấp, lưu ý cán bộ truyền thông trong các cơ sở khám chữa bệnh.

Sản  xuất nhân bản các tài liệu truyền thông dưới các hình thức thích hợp, chuyển cho các cơ sở cung cấp dịch vụ, các tuyên truyền viên, cộng tác viên  truyền  thông  phòng, chống HIV/AIDS để phân phối cho các đối tượng đích. Xây dựng và phổ biến các thông điệp phòng, chống HIV/AIDS qua các phương tiện và tài liệu truyền thông khác: thực hiện treo khẩu hiệu, băng rôn tại các địa điểm công cộng có đông người qua lại như các trục đường giao thông chính, các bến xe, công viên; cửa ngõ thành phố, xã phường, thôn, buôn và trong các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện; Phổ biến các ấn phẩm truyền thông phòng,  chống HIV/AIDS khác như áp phích, tranh gấp, tờ rơi, sách mỏng về phòng, chống HIV/AIDS.

Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn các cơ quan thông tấn báo chí trên địa bàn tỉnh, thực hiện thông tin, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình thông tin truyền thông phù hợp; chú trọng nâng cao chất lượng nội dung và thời lượng các chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.

L.PHONG

 


CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

Bà Đào Phạm Hoàng Quyên - Giám đốc
   - 02573 888.999
Phạm Ý Thiên - Chánh Thanh tra
  0914.254.494 - 0257 3843.170
Phạm Nữ Bảo Ngọc - Chánh Văn phòng
  0839.879.799 - 0257 3843.171
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online:

Tổng truy cập: