<< Quay Lại
Chủng Omicron lây lan nhanh hơn 3,2 lần so với chủng Delta
Tin khác
Báo cáo với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chiều 16/12/2021, Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết: theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Omicron là chủng đáng quan ngại do làm tăng nguy cơ tái nhiễm, có thể né tránh miễn dịch, khả năng lây lan nhanh hơn 3,2 lần so với chủng Delta.

Cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chiều 16/12/2021

Đợt dịch thứ 4 tính đến ngày 15/12/2021, cả nước đã ghi nhận trên 1,4 triệu ca mắc, hơn 1 triệu người đã khỏi bệnh, 28.500 ca tử vong. Trong tuần từ 09-15/12/2021, cả nước ghi nhận thêm 106.918 ca mắc mới (64.723 ca cộng đồng, chiếm 60,5% số mắc mới). Trong đó, khu vực miền Nam ghi nhận 71,2% ca mắc mới trong cộng đồng; miền Bắc 12%; miền Trung 15,6% và Tây Nguyên 1,1%; một số địa phương có số mắc cộng đồng tăng cao so với tuần trước, gồm: Cà Mau (tăng 2.034 ca), Hà Nội (1.385), Trà Vinh (1.040), Bến Tre (852), Đồng Tháp (650), Tây Ninh (592), Khánh Hòa (583), Thanh Hóa (647), Đà Nẵng (563), Thừa Thiên Huế (562), Hải Phòng (463), Đắk Lắk (110) … So với tuần trước, số mắc trong cộng đồng tăng 15,1%, số tử vong tăng 24,3%, số ca khỏi bệnh tăng 66,5%, số đang điều trị tại bệnh viện tăng 8,3%, số ca nặng, nguy kịch tăng 16,2%. So với tháng trước, số ca cộng đồng cả nước tăng 186,4%; số ca tử vong tăng 102,6%, số ca khỏi bệnh tăng 187%, số ca đang điều trị tại bệnh viện tăng 153%, số ca nặng, nguy kịch tăng 62,2%.
Đến nay, tình hình dịch ở nước ta cơ bản được kiểm soát trên phạm vi toàn quốc. Tuy nhiên, số ca mắc cộng đồng và tử vong tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh ở nhiều địa phương trên cả nước (trong tuần số mắc cộng đồng tăng tại 44 tỉnh, thành phố), là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
1. Sau khi thực hiện Nghị quyết 128 và Quyết định 4800 các hoạt động xã hội trở lại bình thường, người dân giao lưu đi lại bình thường;
2. Mầm bệnh đã lưu hành trong cộng đồng;
3. Biến chủng Delta với tốc độ lây lan nhanh, biến chủng Omicron khi lan rộng trên thế giới thì có thể sẽ xâm nhập vào nước ta;
4. Có tâm lý chủ quan, không thực hiện quy định về phòng, chống dịch 5K, đặc biệt là việc không đeo khẩu trang nơi công cộng;
5. Những người tiêm vắc xin giai đoạn đầu miễn dịch sau tiêm sẽ giảm dần theo thời gian; đồng thời những người mới tiêm vắc xin cần có thời gian để sinh miễn dịch
Trong các giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng chống dịch, Bộ Y tế lưu ý tăng cường các biện pháp ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng với các nội dung:
          Thường xuyên rà soát cập nhật các cấp độ dịch bám sát với thực tế tình hình dịch, trong trường hợp cần thiết tăng cường một số biện pháp phòng chống dịch theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ và Quyết định số 4800/QĐ-BYT.
          Dừng các hoạt động tập trung đông người không cần thiết, các hoạt động vui chơi, lễ hội, tôn giáo tại các địa phương có nguy cơ bùng phát dịch, nhất là dịp Noel, tết dương lịch, âm lịch sắp tới; đồng thời tiếp tục duy trì các hoạt động sản xuất kinh doanh theo hướng an toàn COVID-19.
 Tăng cường các biện pháp giám sát, truy vết phát hiện nhanh các trường hợp tiếp xúc với ca bệnh, cách ly F1 tại nhà, nơi lưu trú: người đã tiêm đủ liều vắc xin phòng COVID-19, liều cuối cùng tiêm trong thời gian ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng hoặc đã khỏi bệnh COVID-19 trong vòng 6 tháng thì thực hiện cách ly y tế 07 ngày tại nhà, nơi lưu trú; người tiêm chưa đủ liều hoặc chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 thực hiện cách ly y tế 14 ngày tại nhà, nơi lưu trú.
Truyền thông nâng cao ý thức người dân thực hiện triệt để 5K, truyền thông thống nhất nhận thức thực hiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh phải dựa trên nguyên tắc “5K + vắc xin, thuốc + biện pháp điều trị phù hợp + công nghệ + đề cao ý thức người dân và các biện pháp khác”.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra các hoạt động phòng, chống dịch, đặc biệt là việc thực hiện các biện pháp 5K của Bộ Y tế, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo đúng quy định.
Tổ chức chiến dịch Bảo vệ người có nguy cơ trên toàn quốc (Quản lý người thuộc nhóm nguy cơ; truyền thông, tư vấn về phòng chống COVID-19; tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19; xét nghiệm tầm soát phát hiện người mắc COVID-19; chăm sóc và điều trị người mắc COVID-19 thuộc ngóm nguy cơ; bảo vệ người thuộc nhóm nguy cơ khi người sống chung, người cùng gia đình bị mắc COVID-19; hỗ trợ chăm sóc thể chất và tâm lý xã hội), từ ngày 17-31/12/2021.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long báo cáo tại Cuộc họp Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống COVID-19 chiều 16/12/2021

Về công tác tiêm chủng, vắc xin phòng COVID-19:
Các tỉnh, thành phố khẩn trương tổng rà soát đối tượng tiêm chủng trên địa bàn, khẩn trương đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng đảm bảo bao phủ đủ mũi cho các đối tượng từ 12 tuổi trở lên; đặc biệt lưu ý các đối tượng thường xuyên di chuyển (18 đến 50 tuổi) và các nhóm đối tượng có nguy cơ. Tổ chức tiêm vét tại nhà cho người cao tuổi, người có bệnh nền, người di chuyển khó khăn, hoàn thành trong tháng 12/2021.
Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tổ chức tiêm chủng cho các trường hợp nhập viện chưa tiêm hoặc chưa tiêm đủ liều. Tăng tốc độ tiêm phủ 2 mũi vắc xin cho tất cả các đối tượng tiêm chủng, đặc biệt các địa phương có tỷ lệ bao phủ vắc xin mũi 2 chưa đạt mục tiêu đề ra. Khẩn trương rà soát đối tượng, lập kế hoạch, đẩy nhanh việc tiêm liều bổ sung và liều nhắc theo hướng dẫn hiện hành của Bộ Y tế và ngay khi có hướng dẫn điều chỉnh về rút ngắn thời gian tiêm liều nhắc lại (03 tháng) trên cơ sở khuyến cáo của WHO, kinh nghiệm triển khai của các quốc gia trên thế giới, tình hình diễn biến dịch trong mùa đông xuân và biến chủng Omicron có khả năng né tránh miễn dịch và tiềm ẩn khả năng xâm nhập và có những biến thể mới.
Các địa phương đề xuất nhu cầu vắc xin và xây dựng kế hoạch tiêm chủng năm 2022-2023 đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, tránh trường hợp phải điều chuyển vắc xin, ảnh hưởng đến tiến độ tiêm chủng. Tổ chức tốt việc truyền thông cho người dân hiểu về hiệu quả, chất lượng, hạn sử dụng của vắc xin.
 Các địa phương chủ động mua sắm bảo đảm hậu cần cho công tác tiêm chủng bao gồm dây chuyền lạnh, vật tư tiêu hao (bơm kim tiêm, hộp an toàn…) và các hoạt động triển khai tiêm chủng. Thực hiện báo cáo, cập nhật kịp thời kết quả tiêm chủng trên Cổng thông tin của chiến dịch tiêm chủng vắc xin phòng COVID-19.
Về công tác điều trị và thuốc điều trị COVID-19:
Bộ Y tế đề nghị các địa phương triển khai tốt việc quản lý, chăm sóc F0 tại nhà, một nhân viên y tế quản lý khoảng 30-50 F0 (hoặc nhiều hơn) theo địa bàn khu vực, thực hiện đúng theo hướng dẫn phân loại nguy cơ, tỷ lệ đối tượng cần tập trung theo dõi chiếm khoảng 15-25% và ưu tiên quan tâm theo dõi đối tượng này; Huy động chính quyền cơ sở tham gia rà soát, phân loại nguy cơ người bệnh, tập trung vào các đối tượng nguy cơ cao.
Thực hiện “chiến dịch bảo vệ đối tượng nguy cơ” như khẩn trương tiêm vắc xin cho các đối tượng chưa tiêm đủ 2 mũi, nhất là đối tượng người cao tuổi, người mắc bệnh nền; các Sở Y tế tăng cường kiểm tra giám sát quản lý F0 tại cộng đồng.
Tăng cường đội y tế lưu động, huy động tổ dân phố, tình nguyện viên, khoảng 10.000 dân có một trạm y tế lưu động. Các bệnh viện thực hiện đánh giá, phân loại nguy cơ và theo dõi sát người bệnh ngay từ khi nhập viện, nhất là các đối tượng có nguy cơ cao; đảm bảo tiếp cận các thuốc điều trị từ sớm cho người bệnh. Rà soát kế hoạch nhân lực, tiến hành đào tạo quay vòng, đưa bác sĩ, điều dưỡng từ bệnh viện huyện về trung tâm hồi sức bệnh viện tỉnh để đào tạo 2-3 tuần, đưa bác sĩ điều dưỡng từ bệnh viện tỉnh về bệnh viện huyện thay phiên.
Huy động đội ngũ tình nguyện viên tham gia chăm sóc người bệnh và thực hiện các công việc hành chính để giảm tải, tập trung làm chuyên môn và trực tiếp điều trị người bệnh cho nhân viên y tế. Rà soát kiểm soát nhiễm khuẩn, vệ sinh môi trường, thông khí nhân tạo, giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cho nhân viên y tế và giảm nguy cơ nhiễm  khuẩn bệnh viện.
Củng cố, đẩy mạnh các trung tâm hỗ trợ chuyên môn từ xa, tổ chức hội chẩn, tư vấn, đào tạo từ xa. Tổ chức công tác thu dung điều trị đa tầng (mỗi cơ sở thu dung bảo đảm ít nhất 2 tầng để chuyển tầng được thuận lợi. Xây dựng hệ thống giám sát nguyên nhân tử vong COVID-19 và phân tích nguyên nhân tử vong, rút kinh nghiệm khắc phục trong thời gian tới. Các địa phương bảo đảm chi trả đầy đủ các khoản lương, phụ cấp chống dịch và bổ sung các chế độ chính sách, kinh phí hỗ trợ cho nhân viên y tế.
Bộ Y tế yêu cầu cả nước tiếp tục nhất quán thực hiện Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương về quan điểm “Y tế dự phòng là then chốt, y tế cơ sở là nền tảng” nhằm nâng cao năng lực giám sát của hệ thống y tế dự phòng, năng lực chăm sóc, cấp cứu, điều trị, dự phòng, quản lý người bệnh của tuyến y tế cơ sở để ứng phó với tình hình dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới có thể diễn biến phức tạp, kéo dài và gắn với Chương trình tổng thể phòng, chống dịch và phục hồi phát triển kinh tế…
TTH tổng hợp

 


CÁC TIN CÙNG CHUYÊN MỤC:

Bà Đào Phạm Hoàng Quyên - Giám đốc
   - 02573 888.999
Phạm Ý Thiên - Chánh Thanh tra
  0914.254.494 - 0257 3843.170
Phạm Nữ Bảo Ngọc - Chánh Văn phòng
  0839.879.799 - 0257 3843.171
Thanh tra Sở nội vụ
     0257 3842.733
Phòng Cải cách hành chính Sở nội vụ
     0257 3842.954
LƯỢT TRUY CẬP
Đang online:

Tổng truy cập: